Thực hiện kế hoạch của nhà trường về công tác bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hằng năm, theo đề xuất của ban chuyên môn, trong tháng 8 năm 2024, trường THCS đã thực hiện các buổi tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích; tập huấn SGK lớp 9 theo chương trình GDPT mới, khóa tập huấn “Sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy học” và cuối cùng là khóa tập huấn “Trường học hạnh phúc”.
Chiều ngày 8/8/2024, trường THCS Đức Thắng phối hợp với Viện khoa học an toàn Việt Nam tổ chức buổi tập huấn phòng, chống tai nạn thương tích. Đến dự với buổi tuyên truyền có đông đủ các thầy cô giáo trong toàn trường và đại diện CMHS các lớp.
Các thầy cô giáo và CMHS tham gia đầy đủ buổi tập huấn phòng chống tai nạn thương tích
Tại buổi tập huấn, thầy Phạm Quốc Đạt đã chia sẻ những tình huống thường gặp gây tai nạn thương tích như đuối nước, hoả hoạn và tai nạn điện; dấu hiệu nhận biết và cách sơ cấp cứu kịp thời, đúng cách; thực hành các kỹ năng thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp. Đây là hoạt động giáo dục kỹ năng cần thiết, giúp các thầy cô giáo nắm được những kiến thức cơ bản về tai nạn thương tích; kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, những tình huống có thể dẫn đến tai nạn xảy ra... Đồng thời, góp phần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu các tai nạn thương tích ở trẻ em.
Thầy Phạm Đạt tuyên truyền giáo dục phòng chống tai nạn thương tích
CMHS thực hành khi bị tai nạn thương tích
Các thầy cô tích cực chia sẻ kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích
Nhằm nâng cao kỹ năng CNTT cho cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường từ đó góp phần thực hiện Chuyển đổi số trong quản lý và giảng dạy của nhà trường, là một hoạt động thường niên mỗi dịp hè, từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 8 năm 2024, trường THCS Đức Thắng và trường THCS Liên Mạc đã phối kết hợp tổ chức khóa tập huấn “Sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dạy học”. Trực tiếp tham gia hướng dẫn khóa học là thầy giáo Nguyễn Lương Hùng – Chuyên gia CNTT và Phương pháp dạy học, trưởng Ban quản trị Violet.vn, báo cáo viên các dự án CNTT thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, tâm huyết của thầy giáo Nguyễn Lương Hùng, các đồng chí cán bộ quản lý, thầy cô giáo nhà trường đã tích cực học tập và nghiêm túc thực hành và nắm vững các kiến thức kỹ năng từng bước sử dụng thành thạo các ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các bài học và hoạt động cụ thể. Qua khóa tập huấn, thầy Nguyễn Lương Hùng đã truyền đạt đến tập thể giáo viên nhà trường các nội dung: Sử dụng trợ lý ảo của Microsoft để xây dựng kịch bản và nội dung; chuyển ý tưởng văn bản thành tranh vẽ để tạo học liệu số; chuyển ảnh thành hoạt hình, xây dựng video hoạt hình bằng AI; sử dụng AI để chuyển văn bản ảnh thành file word; sử dụng AI để xây dựng slide bài giảng. Cũng trong khóa tập huấn các đồng chí giáo viên còn được đăng ký sử dụng canva pro để thiết kế học liệu...cùng với đó là xây dựng hệ thống trò chơi tương tác và tổ chức chơi trò chơi trên lớp với plicker của ứng dụng Quizizz. Khóa tập huấn vô cùng bổ ích không chỉ mang đến cho các đồng chí quản lý và thầy cô giáo nhiều kiến thức về ứng dụng AI trong dạy học mà còn là dịp để đội ngũ giáo viên hai nhà trường được giao lưu, chia sẻ để cùng đóng góp vào sự phát triển chung bền vững của nhà trường, của ngành cũng như đóng góp vào quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Kết thúc khóa tập huấn, tập thể các thầy cô hết sức phấn khởi vì đã có thêm những kiến thức mới mẻ về CNTT để chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho một năm học mới sắp bắt đầu.
Đại diện 2 trường THCS Đức Thắng và THCS Liên Mạc cảm ơn thầy Nguyễn Lương Hùng
Các thầy cô giáo của 2 trường tích cực tham gia tập huấn CNTT
Thầy giáo Nguyễn Lương Hùng tận tình chia sẻ về nội dung tập huấn
Tiếp tục quá trình tập huấn, bồi dưỡng trong hè, từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 8 năm 2024, trường THCS Đức Thắng triển khai các nhóm chuyên môn tổ chức tự tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên SGK lớp 9 mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các buổi tập huấn không chỉ thu hút giáo viên dạy SGK lớp 9 mới mà các giáo viên trong nhóm cũng có sự tiếp cận sớm với chương trình. Qua đó, giáo viên có sự chuẩn bị cho việc dạy học bộ môn năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo.
Nhóm Toán tập huấn SGK lớp 9 theo hướng nghiên cứu bài học
Cô giáo Hồ Thị Loan chia sẻ phương pháp dạy tiết luyện tập bộ môn Toán
Các thầy cô giáo trong nhóm Ngữ văn tập trung trao đổi về SGK lớp 9 mới
Nhóm Ngữ văn tập huấn theo hướng nghiên cứu bài học
Các thầy cô giáo nhóm Khoa học tự nhiên chăm chỉ tập huấn
Nhóm Lịch sử và địa lý cùng nhau tập huấn SGK lớp 9
Nhóm Tiếng Anh tập huấn theo hướng Nghiên cứu bài học
Nhóm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng chia sẻ về SGK lớp 9
Các buổi tập huấn SGK mới cũng là cơ hội để các thầy cô trong tổ nhóm gặp gỡ, trao đổi về chuyên môn, cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp, kế hoạch dạy học cần thiết cho năm học mới. Từ đó giúp giáo viên nhận biết được một cách rõ ràng nhất nội dung cốt lõi của từng bài trong bộ sách, đảm bảo kiến thức, kỹ năng để sẵn sàng triển khai dạy học SGK mới trong năm học 2024 - 2025.
Vào các ngày 26 và 27/8/2024, Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare do các diễn giả tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Dung và diễn giả tiến sĩ tâm lý Phạm Văn Tư đã đến và mở ra con đường xây dựng trường học hạnh phúc và quản trị cảm xúc với Ban Giám hiệu và các cô giáo của trường THCS Đức Thắng và THCS Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm.
Nếu ai đó hỏi hạnh phúc là gì? Câu trả lời thật không đơn giản bởi hạnh phúc là cảm nhận của mỗi người. Nhưng nói đến trường học hạnh phúc thì ai cũng nghĩ đến những nụ cười, ánh mắt ánh lên niềm vui của trẻ thơ, những bước chân vui đến trường… Trường học hạnh phúc đang là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Một lớp học hạnh phúc sẽ góp phần kiến tạo nên một trường học hạnh phúc. Và để xây dựng lớp học hạnh phúc bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc từ mỗi thầy cô. Buổi chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thanh Dùng và thầy Phạm Văn tư đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cả các quý thầy cô của hai trường THCS Đức Thắng và THCS Liên Mạc.
Diễn giả Nguyễn Thị Thanh Dung cùng tập thể quý thầy cô trường THCS Đức Thắng và THCS Liên Mạc.
Diễn giả Phạm Văn Tư cùng tập thể quý thầy cô trường THCS Đức Thắng và THCS Liên Mạc.
Đến với khóa tập huấn thầy Phạm Văn Tư và cô Nguyễn Thị Thanh Dung đã giúp quý thầy cô của hai trường định hướng, xây dựng cách làm thế nào để có thể đến trường trong hạnh phúc và mang lại được hạnh phúc cho các em học sinh của mình. Thầy cô chia sẻ, một lớp học hạnh phúc thì trước hết cô giáo phải là người hạnh phúc. Các thầy, các cô giáo phải làm chủ cảm xúc, tự tạo ra niềm vui mỗi khi đến lớp thì mới tạo được niềm vui, niềm hạnh phúc cho trẻ. Các thầy cô tận tâm với công việc, chú ý những việc làm, cử chỉ, hành động đơn giản hàng ngày với học sinh, mỗi học sinh hạnh phúc sẽ tạo lên lớp học hạnh phúc, nhiều lớp học hạnh phúc sẽ tạo lên một ngôi trường hạnh phúc.
Các thầy cô vui vẻ, hạnh phúc hưởng ứng những chia sẻ của cô Nguyễn Thị Thanh Dung.
Các thầy cô hăng say lắng nghe những chia sẻ của thầy Phạm Văn Tư.
Xây dựng trường học hạnh phúc là nhiệm vụ lớn và lâu dài của ngành học, của mỗi nhà trường và của mỗi giáo viên. Xây dựng lớp học hạnh phúc là đích đến tạo mảnh ghép hoàn hảo cho trường học hạnh phúc. Với những chia sẻ quý giá của thầy Phạm Văn Tư và cô Nguyễn Thị Thanh Dung, tất cả quý thầy cô giáo của trường THCS Đức Thắng và THCS Liên Mạc đã có định hướng để xây dựng những giờ học hạnh phúc để làm nên trường học hạnh phúc.
Cuối khóa tập huấn, thầy Phạm Văn Tư đại diện cho Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare đã tặng tập thể hai trường cuốn sách rất ý nghĩa. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của hai trường sẽ cố gắng xây dựng mô hình trường học hạnh phúc. Để mỗi lớp học là nơi học tập an toàn, là sân chơi sáng tạo, là tình thân gia đình ấm áp, là thanh xuân rực rỡ của học sinh. Nơi đó, các em sẽ thụ hưởng những quyền lợi, sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân, chủ động sống tích cực, tự khẳng định mình và ước mơ.
Nguồn: Tổ Truyền thông nhà trường